Bệnh đậu gà đã không còn quá xa lạ đối với nhiều bà con chăn nuôi bởi biểu hiện của nó rất dễ nhận thấy ngay trên cơ thể gà. Để hiểu rõ được các cách phòng trị hiệu quả, mọi người cần hiểu rõ đâu là nguyên nhân gây nên bệnh. Ở bài viết hôm nay, đá gà trực tiếp sẽ cập nhật đầy đủ thông tin quan trọng nhất có liên quan đến căn bệnh này. Cùng theo dõi để nhanh chóng tìm ra con đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh phù hợp nhé.
Bệnh đậu gà là gì?
Đậu gà là căn bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus, phổ biến ở gà đang trong giai đoạn từ 25 đến 50 ngày tuổi. Đặc điểm dễ thấy nhất khi gà mắc bệnh đậu là có những nốt đậu ở vùng da không có lông. Ngoài ra, bệnh đậu mùa con gây tăng sinh và thoái hoá ở lớp thượng bì của biểu mô đường hô hấp như thực quản, họng, hầu, miệng. Nếu gà mắc bệnh này, tỷ lệ chết sẽ ở khoảng 2 đến 3%.
Nguyên nhân gây bệnh đậu gà phổ biến nhất
Loại virus gây nên căn bệnh này thuộc nhóm Poxvirus, rất dễ thích nghi ngay trên da gà. Loại virus này có 4 loại biến chủng khác nhau bao gồm đậu gà tây, đậu gà, đậu bồ câu và đậu chim công. Vì vậy, nó có thể lây truyền qua rất nhiều đường khác nhau, bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp.
Một số nguyên nhân trực tiếp gây nên căn bệnh này bao gồm:
- Virus sẽ nhiễm từ gà mắc bệnh sang gà khoẻ mạnh.
- Virus đậu có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài, vì vậy nếu có gà mắc bệnh, tỷ lệ những con gà khác bị lây nhiễm rất cao. Nếu bà con không có cách phát hiện và cách ly kịp thời, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, mọi người cần chú ý tới những nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh đậu ở gà:
- Virus đậu bám vào các vật dụng trong chuồng trại và lây thông qua các con vật trung gian truyền nhiễm như ruồi, giãn, muỗi.
- Bệnh đậu gà lây từ đàn gà này sang đàn gà khác thông qua côn trùng hoặc vật dụng ăn uống.
Các triệu chứng dễ thấy nhất khi gà mắc bệnh đậu
Thông thường, bệnh đậu gà sẽ được biểu hiện qua 3 dạng chính. Cụ thể:
Dạng ngoài da:
Mụn đậu gà thường mọc ở lớp mô biểu bì ngoài da, tập trung nhiều ở phần yếm, mào, khoé miệng, khoé mặt, xung quanh hậu môn, mặt trong của cánh và da chân. Ban đầu, những nốt sần chỉ nhỏ li ti và có màu nâu xám hoặc xám đỏ. Sau đó, các nốt này sẽ to dần như hạt đậu khiến da trở nên sần sùi.
Nốt bệnh đậu gà mọc quanh mắt sẽ làm thị lực của gà giảm sút, gây chảy nước mắt khiến gà khó thở. Sau một thời gian dài, nốt đậu chín chuyển sang màu vàng, mềm và vỡ mủ trắng có dạng sệt. Cuối cùng nó sẽ khô cóc lại và đóng vảy, tróc ra rồi để lại những sẹo nhỏ. Do vậy, gà mắc bệnh đậu ở dạng này có thể nhanh chóng điều trị và phục hồi.
Dạng niêm mạc:
Gà con khi mắc bệnh đậu gà thường sẽ biểu hiện dưới dạng này. Khi đó, gà sẽ biếng ăn, khó thở vì bị đau họng nặng. Ngoài ra, miệng cũng sẽ chảy dịch nhờn, có biểu hiện sốt. Sau khi lớp màng giả bọ bong ra sẽ làm lộ lớp niêm mạc da màu đỏ, gây nên tình trạng viêm nhiễm và lây lan sang các bộ phận khác.
Dạng hỗn hợp:
Bệnh đậu gà khi biểu hiện dưới dạng hỗn hợp sẽ có tất cả triệu chứng của 2 dạng kể trên. Do vậy, gà mắc bệnh sẽ có tỷ lệ tử vong rất cao, đa phần sẽ gặp nhiều ở gà con. Gà có thể bị nhiễm trùng tuyết nhưng không biểu hiện ngay ở trên da.
Biểu hiện rõ rệt nhất là tiêu chảy, bỏ ăn, sốt cao, giảm trọng lượng nhanh do mất nước. Bệnh đậu ở gà sẽ kéo dài từ 3 đến 4 tuần. Gà con sẽ bị mắc bệnh nhanh hơn gà lớn, tiển triển nặng hơn và tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Tuy nhiên nếu chú ý giữ gìn vệ sinh chuồng trại thật tốt, bệnh có thể tự khỏi.
Giảm cân nặng, gầy yếu
Khi gà bị mắc bệnh đậu, thể trạng sẽ suy yếu, nổi mụn màu xanh trên da, niêm mạc miệng. Ngoài ra, dây thanh quản của gà bị viêm, vết viêm này phổng rộp và dày lên. Niêm mạc ruột thậm chí có thể bị tụ huyết thành từng mảng, phổi bị tích nước, tụ máu, khí quản chứa dịch nhầy và bọt.
Chia sẻ cách phòng bệnh đậu gà
Để phòng chống căn bệnh đậu ở gà này, bà con cần chú ý những vấn đề sau:
- Cung cấp đầy đủ nước uống, thức ăn cho gà. Bạn cần đảm bảo rằng thức ăn phải hợp vệ sinh và đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm điện giải, chất khoáng và vitamin để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.
- Mỗi ngày đều phải vệ sinh sạch sẽ máng ăn, uống, chuồng trại, đảm bảo mùa hè chuồng thoáng mát, mùa đông ấm áp.
- Nên phun thuốc sát trùng chuồng trại định kỳ ít nhất 1 tuần 1 lần để tiêu diệt triệt để mầm bệnh.
- Dùng vaccin phòng bệnh đậu cho gà từ 7 đến 10 ngày tuổi. Nên dùng kim khâu hoặc ngòi bút nhúng ngập dung dịch pha vaccin, sau đó chích vào từng vùng dưới da mỏng của mặt trong cánh gà.
Kết luận
Như vậy, bài viết của đá gà trực tiếp trên đã cung cấp tất tần tật những thông tin quan trọng về bệnh đậu gà. Hy vọng qua đây, mọi người sẽ có thêm hiểu biết và chủ động phòng chống căn bệnh thường gặp này.