Bệnh cầu trùng ở gà và biện pháp xử lý triệt để

0
387
Bệnh cầu trùng
Sử dụng thuốc đặc trị để loại bỏ bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng là căn bệnh thường xuyên xuất hiện ở gà khiến sức khỏe của vật nuôi bị giảm sút, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Cầu trùng có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Liệu căn bệnh này có làm ảnh hưởng đển việc đem chiến kê tham gia sàn đá gà trực tiếp không?

Bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng là căn bệnh thường thấy ở gà

Nguyên nhân gây ra gà mắc bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng thường xuất hiện ở gà trong giai đoạn đầu từ 2 đến 8 tuần tuổi. Tỷ lệ gà mắc phải bệnh cầu trùng ở Việt Nam khá cao, giao động từ 30-50%. Sự thiệt hại về kinh tế mà căn bệnh này mang lại thật sự đáng báo động.

Trước khi nắm bắt cách chữa trị, bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do đâu. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này đến từ ký sinh chùng Eimeria.

Xem Thêm  Chuồng gà kẽm đẹp bền quan trọng như thế nào?

Nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng có 7 loại cầu trùng có thể ký sinh lên đường tiêu hóa của gà gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng. Tên gọi của các loại ký sinh này lần lượt là Maxima, Mitis, Acervulina, Necatrix, Tenella, Brunitti, Praecox,…

Trong tất cả, Tenella và Necatrix là hai loại ký sinh tiềm ẩn nhiều mối nguy hại nhất đối với gà về thể chất và tính mạng. Tình trạng bệnh có thể bị lây lan một cách nhanh chóng khi điều kiện nuôi dưỡng trong chuồng không thực sự đảm bảo tính vệ sinh, bị ô nhiễm trầm trọng.

Bệnh cầu trùng
Cầu trùng có thể lây lan nhanh chóng nếu không được giải quyết kịp thời

Triệu chứng bệnh cầu trùng cần phải biết

Để có thể điều trị và ngăn chặn kịp thời bệnh cầu trùng, bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần biết về các dấu hiệu bệnh biểu hiện trên gà. Thông thường, căn bệnh này sẽ có thời gian phát tán và ủ bệnh trong vòng tối đa một tuần.

Biểu hiện của bệnh cầu trùng sẽ tùy thuộc vào thể trạng của gà cũng như chủng loại mà gà mắc phải. Tuy nhiên, thông thường, gà sẽ có những triệu chứng chung để người nuôi có thể dễ dàng nhận biết.

Gà mắc bệnh thể cấp tính: Biểu hiện của tình trạng này chính là gà không chịu ăn uống, gặp tình trạng rụt cổ, luôn ủ rũ. Đồng thời, phân thải ra ở dạng lỏng thậm chí lẫn máu. Nếu không phát hiện kịp thời, gà có thể chết sau 7 ngày mắc bệnh. 

Thể cầu trùng mãn tính:  Mãn tính là tình trạng nặng hơn của cấp tính. Gà ở giai đoạn này vẫn có biểu hiện như ở cấp tính nhưng thêm phần viêm mạc bị hư hại nặng nề.

Biểu hiện thể mang trùng: Khi gà gặp tình trạng này thì vẫn có thể ăn uống bình thường nhưng ảnh hưởng đến năng suất sinh sản.

Bệnh cầu trùng
Biểu hiện của mỗi con gà khi mắc bệnh là khác nhau

Biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh cầu trùng hiệu quả

Nếu không may gà bị mắc bệnh cầu trùng thì cũng đừng quá lo lắng, hãy tham khảo các cách giải quyết đạt hiệu quả cao ngay dưới đây.

Xem Thêm  Mách Sư Kê 4 Mô Hình Nuôi Gà Chọi Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Mặc dù bệnh cầu trùng có thể chữa khỏi nhưng việc mắc căn bệnh này cũng khiến sức khỏe và chất lượng gà nuôi bị giảm sút. Vì thế, hãy trang bị cho mình những biện pháp phòng tránh để đảm bảo hạn chế tối đa các vi rút gây bệnh có thể xâm nhập.

Quan tâm đến vấn đề vệ sinh

Vấn đề vệ sinh đóng vai trò quan trọng không chỉ ngăn ngừa bệnh cầu trùng mà còn khiến các loại bệnh khác không có cơ hội phát triển. Chuồng gà nên được đặt ở nơi thoáng mát với nhiệt độ trung bình.

Phần nền chuồng cần phải đảm bảo luôn được khô ráo, sạch sẽ. Việc ẩm ướt có thể gây nên tình trạng tích tụ vi khuẩn và mầm mống gây bệnh. Cùng với đó, máng ăn cũng nên vệ sinh định kỳ để đảm bảo không nhiễm khuẩn. Chuồng gà nên được phun khử trùng định kỳ.

Sử dụng thuốc phòng bệnh

Hiện nay, người ta thường sử dụng các liều thuốc vaccine nhược độc để phòng ngừa bệnh cầu trùng ở gà. Loại thuốc này có thể đưa vào cơ thể gà bằng việc hòa cùng đồ ăn và nước uống hàng ngày. Vaccine nên được sử dụng khi gà trong tuần tuổi đầu tiên.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc phổ biến như Han coc, Sulfacoc, Vina coc cũng là sự lựa chọn phù hợp. Gà cũng nên được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và chất điện giải để tăng cường sức đề kháng.

Xem Thêm  Điểm danh những dòng gà chọi hay nhất Việt Nam
Bệnh cầu trùng
Sử dụng thuốc đặc trị để loại bỏ bệnh cầu trùng

Liều lượng thuốc trị bệnh cầu trùng

Bệnh trùng cầu tuy ảnh hưởng khá tiêu cực đến năng suất và tốc độ phát triển của gà nhưng đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm. Việc điều trị bệnh được giải quyết bằng một vài loại thuốc đặc trị.

  • Loại thuốc đầu tiên có thể sử dụng phải kể đến Vime Anticoc. Thuốc được trộn lẫn với thức ăn hoặc nước uống hàng ngày với liều lượng 5g cùng 5kg thức ăn hoặc 1g cùng 1 lít nước. Gà sử dụng liên tục trong vòng 5 ngày có thể hết tình trạng bệnh.
  • Nova-coc cũng là một trong những cách điều trị bệnh cầu trùng hiệu quả. Bạn thực hiện hòa tan 2g Nova-coc với 1 lít nước để cho gà uống liên tục trong vòng 3 ngày.
  • Các loại thuốc phổ biến khác có thể kể đến như Vinacoc, Sulfacoc hoặc Han coc có thể sử dụng hòa tan với nước trong vòng 3-5 ngày tùy thuộc vào tình trạng bệnh của gà.

Nếu đã nuôi gia cầm thì việc nắm bắt và hiểu rõ về bệnh cầu trùng là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc hiệu quả cho đàn gà của mình.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>Xem thêm: Bí quyết nuôi gà chọi con khỏe mạnh cần phải biết