Cách chăm sóc gà chọi khỏe mạnh, chuẩn khoa học

0
1114
chăm sóc gà chọi
Cách chăm sóc gà chọi đòi hỏi sự chỉnh chu, chăm chút

Chăm sóc gà chọi không phải là vấn đề đơn giản. Để tham gia đá gà campuchia Một chú gà hoàn hảo cần phải trải qua quá trình chăm sóc tỷ mỷ và cân đối từ chế độ dinh dưỡng đến tập luyện. Những kinh nghiệm chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi dưỡng một chú gà khỏe mạnh, khả năng chiến đấu cao.

chăm sóc gà chọi
Cách chăm sóc gà chọi đòi hỏi sự chỉnh chu, chăm chút

Gà chọi là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách chăm sóc gà chọi thì bạn cần phải hiểu đây là loại gà như thế nào. Bản chất gà chọi là loại gà được sử dụng trong các trận chiến đấu. Khác với loại gà thông thường để lấy thịt, gà chọi mang vóc dáng đặc trưng cùng khả năng nhạy bén, tính sát thương cao.
Sở hữu một chú gà chọi khỏe mạnh, dũng mãnh đồng nghĩa với việc bạn có thể chiến thắng các trận đá gà và mang về cho bản thân những chiến thắng và phần thưởng đầy giá trị.

Cách chăm sóc gà chọi đúng chuẩn khoa học

Việc chăm sóc gà chọi không cần phải quan tâm đến năng suất, kinh tế nhưng lại đòi hỏi sự cẩn thận, tỷ mỷ trong từng khâu ăn uống, huấn luyện. Yếu tố quan trọng nhất cần quan tâm chính là thể lực của gà chiến.

Xem Thêm  Mách Sư Kê 4 Mô Hình Nuôi Gà Chọi Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Chế độ dinh dưỡng

Rõ ràng, chế độ dinh dưỡng là vấn đề hàng đầu cần được quan tâm trong cách chăm sóc gà chọi. Thức ăn sẽ quyết định trực tiếp đến việc gà có phát triển tốt và đảm bảo sức vóc cần thiết cho thi đấu hay không. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ là sự lựa chọn hợp lý.

  • Gà chọi nên được bổ sung dinh dưỡng chính từ các loại thóc. Phần thóc cho gà ăn nên được ngâm trước đó để có thể loại bỏ được những hạt hỏng, lép. Nếu có thời gian và điều kiện, bạn có thể cho gà ăn thóc đã mọc mầm để tăng cường chất dinh dưỡng.
  • Gà cũng nên được bổ sung rau xanh như cải, rau muống, xà lách,…để đảm bảo đầy đủ chất xơ và tăng cường sức đề kháng.
  • Protein cũng là phần không thể thiếu của gà. Bạn có thể giúp gà nạp protein từ các loại bò sát như sâu, giun dế, tôm tép nhỏ,…Phần protein nên được bổ sung vào ban ngày để đảm bảo khả năng tiêu hóa.
chăm sóc gà chọi
Chế độ dinh dưỡng trong chăm sóc gà chọi cần đầy đủ các nhóm chất
  • Tỷ lệ các loại thức ăn sẽ được tăng cường dựa theo thể trạng của từng loại gà. Tuy nhiên, chế độ ăn nên được duy trì đều đặn. Việc thay đổi đột ngột có thể khiến gà gặp rối loạn tiêu hóa và không hấp thụ được đầy đủ.

Chế độ luyện tập

Riêng đối với việc chăm sóc gà chọi, chế độ luyện tập là hạng mục không thể thiếu. Gà khi đáp ứng đầy đủ về mặt thể trạng sẽ tham gia huấn luyện để tăng cường phản xạ, sức bền và khả năng chiến đấu, ứng phó với đối thủ.

Xem Thêm  Tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gà bị cóc mắt

Rèn luyện thể lực mỗi ngày

Sức bền là một yếu tố khá quan trọng đối với gà chọi. Đó là lý do việc chăm sóc gà chọi luôn chú trọng đến thể lực. Gà nên được rèn luyện sức lực bằng các dụng cụ hỗ trợ chuyên dụng. Các bó cơ đùi, cơ chân sẽ được tăng cường hiệu quả bằng việc chạy hàng ngày.

Cải thiện khả năng vần đòn, vần hơi

Bên cạnh sức bền thì các buổi vần đòn thực sự mang đến hiệu quả bất ngờ. Bạn có thể trực tiếp huấn luyện và học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia đi trước. Vần đòn giúp gà gia tăng tính phản xạ khi có yếu tố chiến đấu xảy ra. Gà sẽ tập được phản ứng xử lý vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác.

chăm sóc gà chọi
Gà nên được rèn luyện trong môi trường có cạnh tranh

Thông thường, để gia tăng khả năng chiến đấu của gà chọi, người nuôi thường nhốt 2-3 chú gà trống cùng tầm vóc, cùng khả năng chiến đấu vào cùng một chuồng. Việc chiến đấu với nhau hàng ngày giúp khả năng được nâng cao và thuận lợi hơn khi tham gia các giải đấu lớn về sau này.

Gà chọi cũng nên được sử dụng trước các loại cựa trang bị trong cuộc thi để có thêm thời gian làm quen, dễ dàng hơn trong việc hạ gục đối thủ.

Một số lưu ý chăm sóc gà chọi khác

Chế độ chăm sóc gà chọi cần phải lưu ý thêm về môi trường để gà phát triển. Việc chủ quan, cẩu thả trong việc xây dựng chuồng gà có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến thể trạng.

  • Phần chuồng gà nên đầy đủ diện tích để đảm bảo sự thoáng đãng. Gà không thể chịu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Chính vì thế, chuồng gà cần phải trang bị thêm phần đèn sưởi vào mùa đông. Mái che cũng nên được xây dựng để giảm khả năng đọng nước, ẩm ướt quá đà.
  • Dọn dẹp và phun khử khuẩn chuồng định kỳ là điều bắt buộc để loại bỏ mầm mống gây bệnh một cách triệt để.
  • Song song với việc xây dựng chuồng, gà cũng cần được tăng cường sức khỏe bằng cách thường xuyên cho tắm nắng buổi sớm để chuyển hóa canxi hiệu quả. Việc om bóp cũng nên được thực hiện định kỳ để gà không bị mốc, da gà trở nên đỏ, dày và khỏe mạnh hơn.
Xem Thêm  Gà thở khò khè: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị hiệu quả
chăm sóc gà chọi
Môi trường sống quyết định khá lớn đến sức khỏe của gà

Toàn bộ cách chăm sóc gà chọi đúng chuẩn khoa học đã được chia sẻ một cách chi tiết trong bài viết. Hy vọng bằng việc trang bị những kiến thức, kinh nghiệm này, bạn sẽ có cho mình một chú gà chiến hoàn hảo, đáp ứng được mọi tiêu chí để tham gia chiến đấu giành giải cao.

>>>>>>>>>>>Xem thêm: Điểm danh giống gà chọi hay nhất không thể bỏ qua